Bạn Đã Biết Cách Sử Dụng Lá Atiso Đúng Cách Chưa?

Bạn Đã Biết Cách Sử Dụng Lá Atiso Đúng Cách Chưa?
Thứ Sáu,
16/07/2021
Đăng bởi: Nhã

Atiso là gì? 

Atiso là 1 loại cây dược liệu quý, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe lá gan. Nó có tên khoa học là Cynara cardunculus. Cây thuộc loại thảo mộc, có lá gai lâu năm bắt nguồn từ vùng Nam châu Âu, quanh khu vực Địa Trung Hải. Atiso được du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20. Hiện nay, loài cây này được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt.

Ở nước ta, cây Atiso thường được sử dụng như 1 nguyên liệu dùng để uống trà hoặc làm thuốc, làm đồ ăn. Atiso có thể tận dụng mọi bộ phận như lá, hoa, rễ cây và thân để sử dụng. Ví dụ:

  • Lá cây thường được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng, lúc cây chưa ra hoa hoặc hái trước tết âm lịch một tháng. Lá sau khi thu đã được phơi hoặc sấy khô để làm trà uống.
  • Rễ và thân cũng được dùng làm thuốc.
  • Đế hoa và lá bắc dùng làm thức ăn.

cây atiso

 

Công dụng của lá atiso đối với sức khỏe

Thông thường, mọi người chỉ  quan tâm và biết đến phần hoa Atiso. Tuy nhiên, trong lá của loài cây này cũng có rất nhiều công dụng hữu ích trong Đông Y. 

Chức năng bảo vệ gan và túi mật

Trong một số phương thuốc Đông Y, người ta thường sử dụng lá atiso như 1 vị thuốc giúp tăng cường chức năng gan. Vào đầu những năm 1900 , các nhà khoa học người Pháp bắt đầu nghiên cứu về ác sử dụng, tác dụng của lá atiso. Sau đó họ đã phát hiện ra trong lá cây atiso chứa rất nhiều chất cynarin. Đây là 1 hoạt chất có khả năng kích thích gan, túi mật, đồng thời giúp ổn định cholesterol. 

trà lá atiso giải độc gan

Loại trừ nguy cơ nhồi máu cơ tim

Bên cạnh các tác dụng cho gan, lá atiso còn có tác dụng rất tốt cho tim mạch. Cụ thể, trong lá atiso chứa nhiều thành phần giúp ổn định nồng độ cholesterol trong máu. Do đó, uống trà từ lá atios có thể giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, ngăn chặn tình trạng huyết áp tăng quá cao dẫn đến đau tim, đột quỵ… 

Giúp ổn định chức năng tiêu hóa

Thời xưa, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã sử dụng lá atiso như một chất hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên vào thời điểm đó, loại cây này khá hiếm nên chỉ có giới thượng lưu mới có quyền dùng. 

Theo Đông Y, lá cây atiso có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu. Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, atiso còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật.

Phòng ngừa ung thư

Atiso là một thực vật giàu chất oxy hóa, đặc biệt ở phần cuống lá, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các gốc tự do, dẫn đến các bệnh nguy hiểm như ung thư. Ngoài ra, trong lá atiso còn chứa rất nhiều polyphenol - đây cũng là chất cũng có tính ngăn ngừa ung thư rất cao, giúp làm chậm và ngưng quá trình tiến triển của bệnh ung thư.

Hai chất chống oxy hóa quercetin và rutin trong lá atiso cũng đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ hình thành ung thư. Ngoài ra, phần lá atiso cũng chứa khá nhiều vitamin C, giúp ngăn ngừa ung thư vú rất tốt.

Lá atiso có ích cho chức năng não bộ

Trong lá atiso còn chứa các chất giúp oxy lưu thông não tốt hơn. Do đó, giúp não ổn định và nhận thức tốt hơn. Chính vì vậy, các chuyên gia khoa học thường gợi ý cho người già sử dụng atiso để ngăn chặn khả năng suy giảm trí nhớ cùng các bệnh Alzheimer. 

trà lá atiso giải độc gan

Làm giảm huyết áp

Lá atiso cũng rất giàu kali. Đây là chất có tác dụng ổn định các tác động của việc thiếu muối dẫn đến tăng huyết áp. Ngoài ra, lá atiso cũng có công dụng co giãn mạch, ổn định huyết áp, từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, nguy cơ gây nhồi máu cơ tim và tĩnh mạch vành.

Tăng cường canxi, chắc khỏe xương

Khá nhiều người còn chứa biết tới tác dụng thần kỳ của lá atiso đó chính là tăng cường chất canxi. Lí do vì trong lá atiso rất giàu các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi, magie, mangan. Đây là những chất có khả năng tăng cường sức khỏe xương, giảm nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương, đau nhức xương khớp do tuổi già.

Hướng dẫn cách sử dụng lá atiso hiệu quả

Với những tác dụng tuyệt vời của lá atiso đã kể trên, chắc chắn đây sẽ là 1 vị thuốc tuyệt vời mà bạn nên có trong nhà. Sau đây, tôi sẽ hướng dẫn bạn 1 số cách sử dụng lá atiso hiệu, giúp phát huy hết công dụng có trong đó. 

Sắc lấy nước

Bạn có thể dùng lá khô hoặc lá tươi, đem sắc hoặc nấu thành cao lỏng (5-10%) để uống với liều 2-10g lá khô một ngày. Có khi được chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt. Ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 10-40 giọt.

Nấu ăn

Bạn cũng có thể lấy khoảng 100 gr lá tươi atiso đem luộc ăn như ăn rau bình thường.

Uống trà lá atiso

Ngày nay, lá atiso thường được sử dụng để chế biến thành các loại trà dạng túi lọc tiện lợi. Bạn chỉ cần ngâm túi trà trong nước nóng là có thể uống được ngay.

trà lá atiso

Lưu ý:

- Những người bị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, người bị lạnh bụng thì không nên dùng atiso. 

- Khi sử dụng atiso trong thời gian dài nên kiểm tra lượng cholesterol thường xuyên, kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu có biểu hiện bất thường thì nên ngưng sử dụng và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Dùng cao mềm atiso lá tươi Ngọc Thảo

Với mong muốn đem lại sản phẩm cao atiso tốt nhất cho người tiêu dùng, Chúng tôi đã nghiên cứu và cho ra sản phẩm Cao Atiso Lá Tươi Ngọc Thảo. Từ những lá atiso hoàn toàn tươi mới, chế biến ngay sau khi thu hoạch, Cao Atiso Lá Tươi Ngọc Thảo sẽ giúp ích cho lá gan của bạn hơn bởi hàm lượng Cynarin cao gấp khoảng 2 tới 3 lần so với các sản phẩm lá khô.

cao mềm atiso lá tươi

Cam kết:

✔️  Sản phẩm hoàn toàn thiên nhiên 100%, không thêm chất phụ gia hay bảo quản, không đường

✔️  Sản phẩm tốt cho sức khỏe, giúp giải độc gan tốt hơn, phục hồi và tăng cường chức năng gan và nhiều tính năng khác.

✔️ Công ty có hơn 20 năm kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm từ cây Atiso, đảm bảo chất lượng Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm.

✔️ Nhà máy sản xuất đạt chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018

✔️ Sản phẩm đạt chứng nhận “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2018” được người tiêu dùng bình chọn.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: